Bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “ Nghiên cứu thanh ổn định ngang trên ô tô”. Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Anh Ngọc
Sáng ngày 18/11/2021, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “ Nghiên cứu thanh ổn định ngang trên ô tô”. đã được bảo vệ và nghiệm thu tại phòng Hội thảo tầng 4 nhà A1- trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đề tài “ Nghiên cứu thanh ổn định ngang trên ô tô”. số 19-2020-RD/HĐ-ĐHCN do TS Nguyễn Anh Ngọc cùng nhóm tác giả Vũ Hải Quân……… giảng viên Khoa Công nghệ ô tô thực hiện thực hiện.
TS. Vũ Hải Quân Trình bày đề tài NCKH trước hội đồng
Tại Hội đồng bảo vệ đề tài, TS Vũ Hải Quân đã trình bày mục tiêu và kết quả đạt được của đề tài. Nội dung nghiên cứu của đề tài đã phân tích, đánh giá các thông số động lực học ảnh hưởng tới sự lật theo phương ngang của xe ô tô. Hiện tượng lật ngang xe thường xuất hiện khi góc lắc ngang thân xe quá lớn. Khi xe di chuyển với vận tốc lớn sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng lật ngang, một trong các phương án được các hãng xe áp dụng là trang bị thanh ổn định ngang tích cực. Kết quả phân tích của đề tài cho thấy giá trị góc lắc ngang thân xe giảm đáng kể khi được trang bị thanh ổn định ngang tích cực có trang bị cụm phanh dầu từ trường MRF so với thanh bị động thông thường.
Cụm Phanh dầu từ trường RMS
Đề tài đã nghiên cứu, phân tích rõ đặc tính làm việc và các ứng dụng công nghệ vật liệu mới dầu từ trường vào các ứng dụng trên ô tô. Kết quả mô phỏng cho thấy, khi so sánh với thanh ổn định ngang bị động xe ô tô được trang bị thanh ổn định ngang dùng dầu từ trường MRF có góc lắc lớn nhất giảm thêm 10,2 %, vận tốc góc lắc ngang giảm 5,8 % và gia tốc góc lắc ngang giảm được 3,1 %. Trường hợp so sánh với xe không được trang bị thanh ổn định ngang góc lắc ngang giảm 23,5 %, vận tốc và gia tốc góc lắc ngang giảm lần lượt là 11 % và 6,9 %. Qua đó thầy rằng, việc trang bị thanh ổn định ngang tích cực sẽ đảm bảo cả hai mục tiêu duy trì sự an toàn và tính êm dịu cho người và hàng hóa trên xe. Trường hợp góc lắc ngang thân xe thay đổi khác trong một dải quy định, thanh ổn định tích cực được thiết kế sẽ cung cấp các giá trị mô men phù hợp, do đó sự êm dịu và ổn định của xe sẽ được đảm bảo phù hợp với điều kiện di chuyển khác nhau.
Kết quả của nghiên cứu đã đề xuất một ứng dụng mới của lưu chất từ tính MRF thông qua việc thiết kế cụm phanh dầu từ trường MRF bố trí trên thanh ổn định ngang tích cực trên xe du lịch. Phân tích cơ sở lý thuyết nhóm nghiên cứu đã đề xuất phương án thiết kế và vị trí lắp ráp cụm phanh dầu từ trường MRF với thiết kế bốn cực, kích thước RxL: 30x60 mm với một lớp dầu đặt giữa cụm roto và stator để tạo ra mô men cần thiết.
Các thành viên Hội đồng đã sau khi nghiên cữu kỹ nội dung của đề tài đã đưa ra các nhận xét và câu hỏi đối với nhóm tác giả để làm rõ những nội dung và kết quả trong đề tài
Phần nhận xét đánh giá của TS. Nguyễn Huy Kiên Thành viên hội đồng NCKH cấp trường
Thay mặt hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp trường. PGSTS. Lê Hồng Quân chủ tịch hội động bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đã đánh giá cao nội dung nghiên cứu của đề tài giá tính ứng. Đồng chí đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu là thiết kế và tối ưu hóa các thuật toán điều khiển của cụm phanh dầu từ trường để cung cấp giá trị mômen phù hợp với điều kiện di chuyển của xe.
Kết luận hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học đã đánh nghiệm thu đề tài với mức đánh giá khá
PGS.TS Lê Hồng Quân nhận xét đề tài NCKH cấp trường
Mặc dù trong điều kiện dịch bệnh covid đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu tuy nhiên nhóm nghiên cứu đề tài cũng đã quyết tâm để cùng nhau hoàn thành và bảo vệ thành công trước hội đồng. Đây cũng là nguồn động viên cổ vũ tinh thần cho các đồng chí cán bộ giảng viên khoa công nghệ ô tô tiếp tục vững tin cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ của Khoa và nhà trường trong thời gian tới.
Thứ Sáu, 14:22 19/11/2021
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.